NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ HỌC GÌ? VIỆC LÀM SAU KHI RA TRƯỜNG

Khái quát ngành kỹ thuật ô tô

Ngành kỹ thuật ô tô là ngành học thuộc khối kỹ thuật và liên quan trực tiếp tới giao thông của mỗi quốc gia. Trong xu hướng phát triển mạnh của xã hội, Việt Nam coi ngành kỹ thuật ô tô là một ngành học mũi nhọn, cần được quan tâm, ưu tiên phát triển. Đây là ngành học mang tính ứng dụng cao trong mọi ngành công nghiệp và dịch vụ.

Tốc độ tăng trưởng rất nhanh của các phương tiện cơ giới đường bộ, trong đó ô tô là phương tiện đang chiếm ưu thế rất lớn thúc đẩy mạnh mẽ nền công nghiệp ô tô và công nghiệp phụ trợ. Nhu cầu lớn về nghề kĩ sư ô tô thúc đẩy mạnh mẽ trong nền giáo dục đại học, đào tạo ra những cử nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực ô tô càng cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngành kỹ thuật ô tô học gì?

Ngành kỹ thuật ô tô là một ngành học tích hợp kiến thức của rất nhiều các lĩnh vực như: điện – điện tử, công nghệ chế tạo máy, cơ khí, tự động hóa, khai thác, sử dụng và quản lý dịch vụ kỹ thuật ô tô như điều hành sản xuất, lắp ráp phụ tùng, cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng.

Ngành Kỹ thuật ô tô

Học ngành kỹ thuật ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô – máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,…để có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kĩ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.

Các môn học chuyên ngành tiêu biểu và đặc trưng của ngành kỹ thuật ô tô mà sinh viên được học như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, quản lý dịch vụ ô tô.

Sinh viên ra trường có kỹ thuật và chuyên môn sâu, có năng lực nghiên cứu, sáng tạo công nghệ để thiết kế, chế tạo, sản xuất ô tô, quản lý phương tiện, nguồn động lực và thiết bị xe chuyên dụng.

Sinh viên còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô cũng như hoạt động điều khiển và lắp ráp, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường. Đây là những kỹ năng hết sức cần thiết cho một kỹ sư ngành Kỹ thuật ô tô trong tương lai.

Cơ hội việc làm sau khi ra trường

  • Làm cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành có liên quan về cơ khí, về kỹ thuật trong công nghiệp, trong sản xuất, trong giao thông vận tải,…
  • Thiết kế kỹ thuật, dây chuyền công nghệ và chuyển giao công nghệ tại các đơn vị sản xuất.
  • Cán bộ kỹ thuật, quản lý tại các Trung tâm khai thác dịch vụ ô tô, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, công ty bảo hiểm về ô tô,….
  • Chuyên viên kỹ thuật về thiết kế ô tô, phụ tùng ô tô;
  • Cán bộ quản lý, chuyên viên hành chính Nhà nước về Giao thông vận tải, phương tiện cơ giới;
  • Kinh doanh về ô tô, phụ tùng ô tô, giám đốc công ty hay garage ô tô.
  • Đảm nhận các công việc kỹ thuật, quản lý khai thác, bảo trì và sửa chữa ô tô tại các đơn vị dịch vụ ô tô như garage, đại lý ô tô, công ty vận tải,…
  • Làm việc trong các cơ quan đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, các doanh nghiệp bảo hiểm, công ty vận tải;
  • Tư vấn, thiết kế, thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực về công nghệ ô tô; Viện nghiên cứu, các trung tâm và cơ quan nghiên cứu của các Bộ, ngành, các trường Đại học và Cao đẳng liên quan đến chuyên ngành Cơ điện ô tô. Các đơn vị hành chính quản lý về kỹ thuật ô tô; thiết kế kỹ thuật các chi tiết-cụm chi tiết tại các công ty;
  • Giảng dạy các môn học chuyên môn ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề có mở ngành, chuyên ngành liên quan;

Học nâng cao trình độ thạc sỹ/ tiến sĩ hoặc chuyên sâu theo chuyên ngành; hoặc liên thông văn bằng hai với các ngành khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh