Học ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông đang mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn. Với vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu, phát triển và vận hành hệ thống điện tử và viễn thông hiện đại, ngành học này đang thu hút rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Vậy, cơ hội việc làm của ngành học ngành ngành Kỹ thuật điện tử Viễn thông sẽ như thế nào? Sinh viên ra trường sẽ làm việc ở đâu? Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn, đặc biệt là các bạn 2k6 đang phân vân trước ngưỡng cửa lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Mục lục
Triển vọng của ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông
Hiện tại, ngành điện tử viễn thông đang có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ cũng như rất nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Trong các lĩnh vực khác nhau, ngành này đang chiếm từng vị trí quan trọng, thậm chí là không thể thiếu. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là sự bùng nổ của ngành viễn thông và công nghệ thông tin, đã tạo ra nhu cầu nhân lực khổng lồ cho ngành Kỹ thuật Điện tử – Viễn thông.
Với sự phát triển xã hội hiện đại hóa, năng suất lao động được nâng cao. Nó đòi hỏi sự chuyển hóa của các máy móc, thiết bị tự động. Điều này dẫn đến sự ra đời của các loại máy móc điện tử tinh vi nhằm hỗ trợ sản xuất tăng hiệu quả lao động. Mặt khác, ngành điện tử viễn thông chiếm vị trí quan trọng trong quá trình xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc trên toàn cầu. Đặc biệt giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau trở nên thuận lợi ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: Như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT),… đang làm thay đổi cách thức hoạt động của ngành điện tử viễn thông.
- Sự gia tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ điện tử viễn thông: Nhu cầu sử dụng dịch vụ điện tử viễn thông của người dân ngày càng tăng cao. Điều này được thể hiện qua việc số lượng thuê bao điện thoại di động, Internet, truyền hình cáp,… ngày càng tăng.
- Sự phát triển của kinh tế – xã hội: Sự phát triển của kinh tế – xã hội cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành điện tử viễn thông. Sự phát triển của thương mại điện tử, giáo dục trực tuyến,… đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng dịch vụ điện tử viễn thông.
Xu hướng phát triển ngành Kỹ thuật điện tử – viễn thông trong tương lai
Dựa trên những tiềm năng phát triển, ngành điện tử viễn thông sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai với các xu hướng như: Xu hướng phát triển mạng 5G, phát triển trí tuệ nhân tạo AI, phát triển của IoT (xu hướng kết nối mọi vật với internet) sẽ tạo ra nhiều cơ hội mới cho ngành điện tử viễn thông, chẳng hạn như phát triển các dịch vụ quản lý nhà thông minh, xe tự lái; phát triển các dịch vụ video trực tuyến, thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR); hay phát triển các dịch vụ quản lý nhà thông minh, xe tự lái,…
Không chỉ trong nước, mà ở các quốc gia tiên tiến trên thế giới, ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông cũng rất phát triển và diễn ra vô cùng sôi động. Ở quốc gia có nền công nghệ tiên tiến như Mỹ, Trung Quốc, Canada, Anh, Nhật, Úc, …đều là những nước có chất lượng đào tạo và thiết bị điện tử công nghệ hàng đầu thế giới. Lựa chọn theo đuổi ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông, bổ sung các kỹ năng về ngoại ngữ cũng mở ra cơ hội học tập, du học, nghiên cứu tại các nền giáo dục hiện đại này, đem tới thêm nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các cường quốc đang phát triển với mức thu nhập hấp dẫn.
Trường Đại học Hòa Bình tăng cường hợp tác với doanh nghiệp tạo cơ hội việc làm cho sinh viên ngay khi ra trường
Với phương châm “Nhà trường gắn với Doanh nghiệp”, nhiều năm qua Nhà trường luôn chú trọng về chương trình đào tạo gắn với thực tiễn, sinh viên được học tập và trao đổi kiến thức cũng như thực hành các kỹ năng trực tiếp tại doanh nghiệp như tập đoàn Sovico, HDbank, VietJet Air, tập đoàn địa ốc Phú Long, Furama resort Đà Nẵng,…
Sinh viên thuộc khối ngành Kỹ thuật & Công nghệ của trường Đại học Hòa Bình trong đó có ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông được thực hành tại các phòng lab được trang bị máy móc hiện đại, thực hành ngay tại doanh nghiệp ở những vị trí trực tiếp liên quan tới ngành nghề khi ra trường. Chính vì vậy, sinh viên sau khi ra trường lựa chọn được nhiều vị trí công việc đúng chuyên môn và đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Sinh viên ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông ra trường có thể làm các công việc sau:
- Kỹ sư thiết kế tối ưu mạng, quản trị mạng, vận hành hệ thống mạng viễn thông phức tạp.
- Kỹ sư thiết kế và viết phần mềm trên máy tính, thiết kế và viết phần mềm cho những thiết bị thông minh như rô bốt, điện thoại di động, xe ô tô.
- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, vận hành các thiết bị y tế, hệ thống thông tin y tế, hệ thống đa phương tiện, hệ thống điện tử hàng không vũ trụ.
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành, bảo trì tại công ty sản xuất phần mềm thế giới di động, công ty điện tử viễn thông.
- Kỹ sư thiết kế vi mạch kiểm thử vi mạch hoặc kỹ sư làm việc trong lĩnh vực bán dẫn, các công nghệ vật liệu điện tử tiên tiến khác.
- Chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành và điều hành kỹ thuật tại các đài phát thanh, đài truyền hình, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông.
Ngoài ra, tùy thuộc vào vị trí công việc, chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, nơi làm việc, bạn sẽ nhận được mức lương tương xứng. Tuy nhiên, theo khảo sát thì kỹ sư ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông được nhận mức lương cũng tương đối cao, khởi điểm dao động từ 8.000.000 cho tới 15.000.000/tháng và tăng lên ở những năm tiếp theo. Với những vị trí của các kỹ sư có trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, mức lương có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng.
Các bạn sinh viên dù lựa chọn ngành nghề nào cũng cần tìm hiểu và trang bị cho mình những kỹ năng vững chắc để nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm cũng như thu nhập cho bản thân. Với những chia sẻ trên đây về ngành Kỹ thuật điện tử – Viễn thông hy vọng đã phần nào giúp các bạn hiểu hơn về ngành học này để có sự lựa chọn ngành học phù hợp cho tương lai.