5 tố chất phù hợp để trở thành sinh viên ngành Y Khoa

Trở thành sinh viên ngành Y khoa là điều mà nhiều bạn học sinh cuối cấp THPT ước mơ. Nhưng muốn học ngành Y khoa sinh viên cần phải có nhiều tốt chất. Chúng ta cùng đi khám phá 5 tổ chất đặc biết để trở thành một sinh viên Y khoa xuất sắc nhé!

Sinh viên ngành Y khoa yêu cầu học lực thế nào?

Các bạn sinh viên khi lựa chọn học ngành Y khoa, phần lớn đều có ước mơ trở thành bác sĩ, được điều trị bệnh cho mọi người. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những ngành học có thời gian đào tạo lâu nhất, đòi hỏi ở người học nhiều tố chất để hiện thực hóa được giấc mơ này.

Trường Đại học Hòa Bình là một trong số ít các trường đại học ngoài công lập được Bộ Giáo dục và Đào tạo tin tưởng và cấp phép đào tạo các ngành thuộc khối ngành sức khỏe trong đó có ngành “Y khoa”.

Đối với các ngành sức khỏe nói chung và ngành Y khoa nói riêng, để đỗ được vào ngành học này cũng đòi hỏi ở các bạn thí sinh có một kết quả học tập tốt. Theo quy định xét tuyển ngành Y khoa của trường Đại học Hòa Bình, thí sinh xét tuyển ngành Y khoa cần đạt các yêu cầu như: học lực lớp 12 đạt loại Giỏi hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT đạt từ 8,0 trở lên hoặc đã tốt nghiệp trung cấp cùng nhóm ngành dự tuyển (đánh giá theo những tiêu chí cụ thể),… điều này cho thấy bạn đã đủ điều kiện để theo học ngành Y khoa. 

Với đặc thù là ngành học liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng con người, quá trình học đòi hỏi ở người học cần có năng lực cũng như những tố chất nhất định để đảm nhiệm tốt vai trò của mình trong quá trình điều trị bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng.

Xem thêm>>> Ngành Y khoa Học gì và làm gì sau khi ra trường?

5 tố chất để trở thành sinh viên ngành Y khoa

Tình yêu thương và lòng nhân ái

“Nghề Y là một nghề cao quý”, người thầy thuốc là những người được xã hội đánh giá cao, được tuyển chọn, đào tạo rất kỹ lưỡng cần được đãi ngộ đặc biệt. Nghề thầy thuốc liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con người, nên được xã hội rất kỳ vọng và đặt niềm tin rất lớn. Để trở thành một bác sĩ giỏi, ngoài năng lực chuyên môn bạn còn phải có lòng nhân ái, có khả năng thấu cảm với hoàn cảnh và nỗi đau của bệnh nhân. Chỉ có như thế bạn mới có thể phát huy hết khả năng, tận tâm chăm sóc và hết lòng chữa trị cho bệnh nhân.

Đại Danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác từng nói:’’Không có nghề nào nhân đạo bằng nghề cứu người, không có nghề nào vô nhân đạo bằng nghề y thiếu đạo đức’’, người hành nghề y phải là thầy thuốc có chuyên môn giỏi đồng thời phải có tấm lòng thương yêu, tận tụy phục vụ người bệnh. Nói theo triết lý nhà Phật, người hành nghề y phải có từ bi và trí tuệ. Nếu từ bi mà không có trí tuệ là từ bi mù và trí tuệ mà không có từ bi thì đó là trí tuệ ác. Câu ‘’Lương y như từ mẫu’’ hay “thầy thuốc giỏi phải giống như mẹ hiền’’ chính là để nhấn mạnh hai điều kiện phải có của người thầy thuốc.

5 tốt chất để trở thành sinh viên ngành y khoa
5 tốt chất để trở thành sinh viên ngành y khoa

Chăm chỉ, kiên trì, nhẫn nại

Ngành Y có thời gian học dài hơn so với các ngành học khác, thay vì 4 năm đại học, thì sinh viên ngành Y cần học tới 6 năm. Thời gian học kéo dài, kết hợp việc các bạn phải liên tục thực hành, đi thực tế tại các bệnh viện, thì chương trình học cũng tương đối nặng với rất nhiều môn học từ các kiến thức chung đến các kiến thức chuyên ngành, do đó đòi hỏi ở sinh viên sự kiên trì, chăm chỉ mới có thể tiếp thu được kiến thức, hình thành kỹ năng nghề nghiệp sau này.

Đức tính chăm chỉ là đức tính rất quan trọng và cần thiết nhất, bởi nó giúp sinh viên thuộc và hiểu nhiều thông tin. Những thông tin sẽ được hấp thụ vào người chăm chỉ sẽ tạo nên những phản xạ về kiến thức ngay khi cần. Giữa hàng trăm ngăn kiến thức y khoa, khi bất ngờ cần dùng một thông tin nào đó, những người chăm chỉ sẽ dễ dàng đáp ứng.

Học Y khoa là học một chuỗi kiến thức theo logic dài, nếu như không học lần lượt sẽ chẳng hiểu gì, và cũng chẳng có kết quả gì. Để có thể học được hệ thống như vậy, sinh viên ngành y cần phải kiên trì liên tục trong thời gian dài. Sự kiên trì và nhẫn nại giúp các bạn vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách trên con đường chinh phục giấc mơ của mình.

Có sức khỏe tốt và khả năng chịu áp lực cao

Ai trong chúng ta cũng cần có một sức khỏe tốt để học tập và làm việc, nhưng riêng đối với nghề bác sĩ với đặc thù nghề nghiệp là chăm sóc sức khỏe cho người khác lại càng cần phải chú ý tới sức khỏe của chính bản thân mình. Vì chỉ khi bạn có sức khỏe bạn mới có thể chăm sóc cho người khác. Khỏe cả về thể chất và cả về tinh thần bởi áp lực công việc, thời gian làm việc liên tục, căng thẳng do tính chất công việc mang lại.

Trở thành bác sĩ, cũng đồng nghĩa với việc bạn trở thành người có nghĩa vụ cao cả là chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; việc phải trực đêm, làm tăng ca, làm việc cả những ngày nghỉ lễ, đi làm sớm, về khuya là không thể tránh khỏi dẫn tới nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống. Chính vì vậy, bạn cần phải tôi luyện được bản lĩnh vững vàng trước những áp lực trong công việc, không để những cảm xúc cá nhân ảnh hưởng tới việc điều trị sức khỏe cho người bệnh. Chỉ có như vậy bạn mới tồn tại được với nghề.

Lòng dũng cảm

Trở thành bác sĩ, các bạn ngoài việc khám, chữa bệnh còn tham gia vào quá trình cấp cứu, điều trị, phẫu thuật, nhiều ca bệnh sẽ rất nguy kịch, chấn thương, tai nạn ở nhiều mức độ khác nhau do đó gặp máu là yếu tố không thể tránh được. Đứng trước những tình huống đó, bạn cần có một tinh thần dũng cảm, trước là để trấn an tinh thần của bệnh nhân, của người nhà bệnh nhân, sau là để cứu chữa cho người bệnh.

Nhiều năm trở lại đây, dịch bệnh diễn ra phức tạp, các căn bệnh cũng không chỉ đơn thuần là khám và lấy thuốc, nhiều căn bệnh truyền nhiễm, nguy cấp diễn ra nhanh chóng do đó tinh thần dũng cảm đối diện trước những nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, sự ra đi của người bệnh để tiếp tục điều trị cho bệnh nhân của các y bác sĩ cũng được xã hội đánh giá rất cao, tiếp thêm động lực, tinh thần cho đồng nghiệp và cho cả những người đang ngày đêm chiến đấu để chống lại bệnh tật.

Khả năng giao tiếp tốt

Sinh viên ngành Y khoa phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với người bệnh, người nhà, đồng nghiệp và cộng đồng. Khả năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng trao đổi, thảo luận và cộng tác với đồng nghiệp và đối tác. Kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng chuyện trò, động viên để người bệnh có thêm niềm tin và động lực để chiến đấu với bệnh tật. 

Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp tốt để truyền tải những thông tin về các loại thuốc được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân, những phản ứng của thuốc có thể xảy ra, cho đến tình trạng bệnh hiện tại và phác đồ điều trị tiếp theo cho bệnh nhân. Giao tiếp tốt không chỉ giúp bệnh nhân an tâm điều trị, mà còn giúp cho bạn có nhiều cơ hội học hỏi từ đồng nghiệp, bạn bè…

Ngành Y khoa là ngành học nhiều thử thách, vừa đòi hỏi sinh viên vừa phải có kiến thức, có điểm xét tuyển đầu vào cao, đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ, tỉ mỉ, biết hi sinh, giúp đỡ để cứu người, nhưng tất cả những thử thách là niềm vinh dự, tự hào của một người bác sĩ đang làm công việc cao cả, thiêng liêng để cứu chữa cho mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh