Tiềm năng và cơ hội của ngành Dược học hiện nay

Ngành Dược là một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp rộng lớn, đặc biệt là trong bối cảnh ngành y tế đang phát triển mạnh mẽ và dân số trên toàn cầu gia tăng. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tiềm năng và cơ hội nghề nghiệp của ngành Dược:

Dược phẩm là một trong các ngành quan trọng của Việt Nam bởi nhu cầu dược phẩm hiện nay, chăm sóc sức khỏe tăng cao do tuổi thọ trung bình tăng, tỷ lệ mắc bệnh mãn tính cũng như các bệnh lạ càng gia tăng. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành dược học.

Từ đó, ngành dược cũng trở thành một ngành quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam bởi ngành dược giúp cho một cộng đồng đảm bảo sức khỏe và hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực khác thực hiện tốt các sứ mệnh của mình; đóng góp đáng kể cho GDP của Việt Nam và tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Triển vọng ngành Dược năm 2023

Tính đến thời điểm năm 2022, dự báo tỉ lệ chi tiêu của cộng đồng dành cho chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam đang có chiều hướng tăng: từ 13$ lên đến 24$ tức là tương đương tăng 13,4%; dự báo tỷ lệ nhập khẩu thiết bị y tế phục vụ cho người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng đến 90%. Theo đó, thị trường ngành Dược tại Việt Nam đến năm 2019 thay đổi chóng mặt cụ thể tăng từ 3.8 tỷ đô đến 7.3 tỷ đô tức là tương đương 14.1%.

Với nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng, dựa theo tình hình thực tế dự báo bệnh viên công Việt Nam sẽ tăng 114 bệnh viện (tức từ 1090 bệnh viện lên 1204 bệnh viện), đối với bệnh viện tư nhân sẽ tăng 25 bệnh viện; Hệ thống sản xuất, kinh doanh dược phẩm được mở rộng với khoảng 250 nhà máy sản xuất, 200 cơ sở xuất nhập khẩu, 4.300 đại lý bán buôn và hơn 62.000 đại lý bán lẻ.

Thị trường dược ở Việt Nam là một thị trường được đánh giá là lớn thứ hai ở Đông Nam và có rất nhiều tiềm năng để phát triển do: Thu nhập người dân được nâng lên, dân số Việt Nam ngày càng già hóa, tỷ lệ người già ngày càng gia tăng.

Tỷ lệ các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường, ung thư và Alzheimer cũng dẫn tăng lên; Sự ô nhiễm môi trường ngày càng cao dẫn tới nhiều bệnh tật, và nhiều loại bệnh mới lạ xuất hiện như Ebola, Zika, Covid-19,…. Vì vậy, nhu cầu sử dụng thuốc và dược phẩm để phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe càng được ưu tiên.

Xem thêm>>> Chỉ có tình yêu thương, sự hy sinh mới giúp ta gắn bó và đi xa hơn cùng với ngành Dược

Ngành Dược

Nhu cầu nhân lực ngành Dược

Theo thống kê vào năm 2015 do Cục quản lý dược cung cấp, thì tỉ lệ Dược sĩ cả nước chỉ đạt 2,2/10.000 người. Số liệu này cho thấy nguồn nhân lực nước ta đang bị thiếu hụt trầm trọng và chưa thể đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, khám, chữa bệnh của người dân. Đặc biệt, đáng báo động, nhu cầu càng thiếu thốn nhân lực ngành dược ở các vùng sâu, vùng xa hoặc các bệnh viện, cơ sở y tế ở các địa phương và tuyến dưới.

Hiện nay, số người có trình độ Đại học trở lên mới chỉ đạt khoảng 19%, trong đó có 1,21 tiến sĩ và 1,73 thạc sĩ dược học. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực ngành dược được dự báo sẽ tăng trưởng khoảng 6% trong những năm tới đây. Các cơ sở y tế tư nhân ngày càng tuyển dụng nhiều dược sĩ để giám sát việc cấp phát và sử dụng thuốc của bệnh nhân.

Như vậy, với những số liệu trên có thể thấy nhu cầu về nhân lực và cơ hội nghề nghiệp ngành Dược sẽ có xu hướng tăng trong năm 2023 và đặc biệt là các giai đoạn sắp tới, cũng như tình trạng khan hiếm về nhân lực ngành dược càng tăng, điều này sẽ gây khó khăn cho công tá chăm sóc sức khỏe cho người dân và mở rộng cơ hội việc làm cho những sinh viên theo học ngành dược

Trước tình trạng báo động về việc khan hiếm nguồn nhân lực của ngành dược cũng như toàn ngành Y tế khiến nhà nước phải khẩn trương đưa ra nhiều biện pháp, Cụ thể cần nâng cao chất lượng tại các cơ sở đào tạo bao gồm các trường Đại học, Cao đẳng Y dược trên địa bàn toàn quốc là một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu và thiết thực nhất. Ngoài ra nhiều biện pháp khác như: Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên tốt nghiệp ngành dược có việc làm; Nâng cao thu nhập và chế độ đãi ngộ cho các dược sĩ; Tăng cường quản lý và giám sát hoạt động của các nhà thuốc;…

Theo quy định, đến năm 2021 trở đi, toàn bộ các cơ sở y tế chỉ tiến hành tuyển nhân lực ngành Dược với những người có trình độ Cao đẳng trở lên và có tay nghề tốt. Trường Đại học Hòa Bình từ những nhu cầu, tình trạng nhân lực ngành dược, nhà trường chú trọng xây dựng và phát triển, đầu tư vào cơ sở vật chất để đảm bảo trong học tập cũng như thực hành; Chương trình đào tạo được thiết kế chuẩn bộ giáo dục, với mục tiêu đào tạo ra những dược sĩ có kiến thức, kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh