THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2023

THÔNG BÁO TUYỂN SINH TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ NĂM 2023

Căn cứ Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ; Căn cứ năng lực đào tạo của Trường và nhu cầu người học, Trường Đại học Hòa Bình thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2023 như sau:

1. Ngành đào tạo và chỉ tiêu tuyển sinh

TT Tên ngành đào tạo Mã số Chỉ tiêu Ghi chú
1 Quản lý kinh tế 8310110 55
2 Luật kinh tế 8380107 65
3 Tài chính ngân hàng 8340201 20
4 Công nghệ thông tin 8480201 25
5 Quan hệ công chúng 8320108 20

Ghi chú: Căn cứ vào tổng chỉ tiêu năm 2023 Trường Đại học Hòa Bình đề xuất với Bộ GD&ĐT; căn cứ vào số lượng thí sinh đăng ký dự tuyển, kết quả thi tuyển và xét tuyển thực tế, số lượng thí sinh trúng tuyển cụ thể cho từng ngành sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn

2. Hình thức đào tạo

Hình thức đào tạo: Chính quy

Thời gian đào tạo: 1,5 đến 2,0 năm

3. Phương thức tuyển sinh:

3.1 Đối với xét tuyển

Đối tượng và điều kiện: Người tốt nghiệp trình độ đại học có ngành đúng, hoặc ngành phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển và có năng lực ngoại ngữ được quy định tại mục 4.2, cụ thể về điều kiện văn bằng:

– Bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng xếp loại khá trở lên (có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 trở lên theo thang điểm 10 và từ 2.5 trở lên theo thang điểm 4);

– Bằng tốt nghiệp chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở một số trường đại học của Việt Nam, có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 điểm trở lên (theo thang điểm 10) và từ 2.5 trở lên (theo thang điểm 4);

– Bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành phù hợp với ngành đăng ký xét tuyển xếp loại khá trở lên (có điểm trung bình tích lũy từ 7.0 trở lên theo thang điểm 10 và từ 2.5 trở lên theo thang điểm 4), đã hoàn thành khóa học bổ sung kiến thức;

3.2. Đối với thi tuyển

Thí sinh không đủ điều kiện để tuyển thẳng hoặc xét tuyển (như trên) sẽ phải thi tuyển theo các môn thi sau:

Môn thi

Ngành

Môn cơ sở ngành Môn cơ bản
Quản lý kinh tế Khoa học quản lý Kinh tế học
Tài chính ngân hàng Tài chính doanh nghiệp và Ngân hàng thương mại Kinh tế học
Luật kinh tế Lý luận nhà nước và pháp luật Triết học
Công nghệ thông tin Tin cơ sở Tin cơ bản
Quan hệ công chúng PR ứng dụng Triết học

Xem thêm>>> Có nên học Thạc sĩ không?

?

4. Điều kiện dự thi tuyển sinh

Người dự thi phải đáp ứng được các điều kiện sau:

4.1. Điều kiện văn bằng

  1. a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp được ban hành trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ (Có Danh mục ngành phù hợp được dự thi theo từng ngành đào tạo kèm theo).
  2. b) Sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học tại trường có học lực tính theo điểm trung bình tích lũy đến thời điểm nộp hồ sơ xếp loại khá trở lên và ngành đang theo học đại học là ngành đúng hoặc ngành phù hợp với ngành trong chương trình đào tạo thạc sĩ có thể được đăng ký học trước một số học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ.
  3. c) Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

4.2. Điều kiện về ngoại ngữ

Có năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam thể hiện qua  một trong các văn bằng, chứng chỉ khi nộp hồ sơ dự tuyển:

  1. a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;
  2. b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do chính cơ sở đào tạo cấp trong thời gian không quá 02 năm mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  3. c) Một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam quy định tại Phụ lục của Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ ban hành kèm Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc các chứng chỉ tương đương khác do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
  4. d) Trường hợp thí sinh chưa đủ điều kiện về văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định phải thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại Trường Đại học Hòa Bình.

4.3. Điều kiện về lý lịch

Có lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.

4.4. Điều kiện về sức khỏe

Có đủ sức khỏe để học tập. Đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, Trường Đại học Hòa Bình sẽ xem xét, quyết định cho dự thi tuyển sinh tùy tình trạng sức khoẻ và yêu cầu của ngành học.

4.6. Điều kiện khác:  

Đáp ứng các yêu cầu khác của chuẩn chương trình đào tạo do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, theo quy định của chương trình đào tạo và tình hình thực tiễn tuyển sinh tại Trường Đại học Hòa Bình

4.7. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng thời hạn

Theo quy định của Trường Đại học Hòa Bình.

5. Đối tượng và chính sách ưu tiên

5.1 Đối tượng ưu tiên

–  Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành. Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

–  Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

–  Con liệt sĩ;

–  Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

–  Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở địa phương được quy định tại Điểm a, Khoản này;

–  Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

5.2. Mức ưu tiên

Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên quy định tại mục 5.1 (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi một điểm (thang điểm 10) cho môn thi cơ bản.

Xem thêm>>> Học Thạc sĩ mất bao lâu?

6. Kế hoạch tuyển sinh

6.1. Thời gian phát hành, nhận hồ sơ tuyển sinh và đăng ký học bổ sung

6.1.1. Phát hành và nhận hồ sơ tuyển sinh

Vào giờ hành chính các ngày làm việc (từ thứ hai đến thứ sáu) trong khoảng thời gian sau:

– Phát hành hồ sơ: từ 14/2/2023

– Nhận hồ sơ: từ 18/02/2023

Hồ sơ đăng ký dự thi cao học gồm:

  1. a) 01 Đơn xin dự thi cao học;
  2. b) 01 Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp đại học, bảng điểm đại học. Đối với thí sinh tốt nghiệp đại học năm 2023 chưa có bằng tốt nghiệp, yêu cầu Giấy chứng nhận tạm thời hoặc Quyết định công nhận tốt nghiệp đại học. Thí sinh tốt nghiệp đại học hệ liên thông yêu cầu nộp thêm 01 bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp và bảng điểm hệ cao đẳng, trung cấp;
  3. c) Đối với sinh viên đang học chương trình đào tạo đại học tại trường cần có giấy xác nhận kết quả học tập của Phòng Đào tạo khi đăng ký học trước một số học phần của chương trình đào tạo thạc sĩ;
  4. d) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc thủ trưởng cơ quan công tác;

đ) Giấy chứng nhận đủ sức khỏe để học tập của một bệnh viện đa khoa;

  1. e) Chứng chỉ tiếng Anh (bản gốc hoặc bản photo công chứng, với đối tượng miễn Ngoại ngữ);
  2. f) 01 Bản sao có công chứng chứng chỉ học BSKT/chứng nhận kết quả học BSKT hoặc Biên nhận đăng ký học bổ sung kiến thức;
  3. g) 02 Ảnh màu cỡ 3×4 (ghi rõ họ tên và ngày sinh vào mặt sau ảnh), thời gian chụp ảnh không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  4. h) 01 Bản sao có công chứng các giấy tờ hợp lệ về đối tượng ưu tiên hoặc minh chứng thời gian công tác liên tục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý (nếu có);
  5. i) 01 Giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các văn bằng tốt nghiệp đại học do các trường đại học nước ngoài cấp (nếu có);

Thí sinh có trách nhiệm nộp đầy đủ hồ sơ, lệ phí thi theo quy định. Nhà trường chỉ nhận hồ sơ tuyển sinh theo mẫu do Trường phát hành. Các thay đổi hoặc thiếu sót phải được bổ sung đầy đủ trước ngày thi.

6.1.2. Đăng ký học bổ sung đối với thí sinh dự thi cao học

Từ 28/02/2022: đối với thí sinh phải bổ sung kiến thức theo quy định tại danh mục ngành phù hợp được dự thi theo từng ngành đào tạo kèm theo

6.2. Thời gian và địa điểm thi

– Thời gian và địa điểm tổ chức thi: Căn cứ vào tình hình thực tiễn tuyển sinh, Nhà trường sẽ có thông báo thời gian và địa điểm thi cụ thể.

7. Học phí, lệ phí

7.1. Học phí khóa học:

– Ngành Luật kinh tế: 58.000.000đ
– Ngành Quản lý kinh tế; Tài chính ngân hàng, Công nghệ thông tin; Quan hệ công chúng: 50.000.000đ

7.2. Lệ phí:

  1. a) Lệ phí hồ sơ, xét tuyển: 300.000 đồng/hồ sơ
  2. b) Lệ phí thi tuyển: 300.000 đồng/môn thi
  3. c) Lệ phí ôn tập: 500.000 đồng/môn (nếu có)
  4. d) Học phí học chuyển đổi và bổ sung kiến thức: 800.000 đồng/môn học
  5. Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ

– Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, Trường Đại học Hòa Bình

Địa chỉ: Số 8, Bùi Xuân Phái, Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243 787 1907 (máy lẻ 19) hoặc 0989.564.867

Văn Phòng Đại diện Thanh Hóa

Địa chỉ: Số 04 Nguyễn Tạo, P. Trường Thi, TP. Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa

Điện thoại: 0237 375 7680 hoặc 0911.984.422; 0986.908.800

 

DANH MỤC NGÀNH PHÙ HỢP VỚI CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

 

Chuyên ngành Ngành phù hợp với ngành đào tạo Danh mục môn học bổ sung kiến thức
1. Công nghệ thông tin Nhóm ngành 1. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Máy tính và Công nghệ thông tin, ngành Sư phạm Tin học.

Nhóm ngành 2. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc:

+ Nhóm 2.1: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Tin học, Tin học quản lý, Tin học sư phạm.

+ Nhóm 2.2: Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông, Kỹ thuật mật mã, điện tử hàng không

Ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp đại học nhóm ngành 2.1, 2.2 phải học bổ sung kiến thức tương ứng

1. Kiến trúc máy tính (3TC)

2. Nhập môn cơ sở dữ liệu (3TC)

3. Lập trình C++ (3TC)

4. Nhập môn Kỹ nghệ phần mềm (3TC)

5. Toán rời rạc 1 (3TC)

Cụ thể:

+ Nhóm 2.1: học bổ sung 3 môn (1, 2, 3)

+ Nhóm 2.2: học bổ sung 4 môn (2,3,4,5)

 

2. Quan hệ công chúng Nhóm ngành 1. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc lĩnh vực Báo chí và Truyền thông (Báo chí học, Truyền thông đại chúng, Thông tin – Thư viện, Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng, Xuất bản – Phát hành)

Nhóm ngành 2. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc:

+ Nhóm 2.1: Các ngành thuộc nhóm ngành Nhân văn, Điện ảnh – Truyền hình, ngành Công tác xã hội

+ Nhóm 2.2: Các ngành thuộc nhóm ngành Khoa học xã hội và hành vi, Kinh doanh và Quản lý

Ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp đại học nhóm ngành 2.1, 2.2 phải học bổ sung kiến thức tương ứng

1. PR đại cương (3TC)

2. Tổ chức sự kiện (3TC)

3. Truyền thông đại chúng (3TC)

4. PR với quảng cáo và tiếp thị (3TC)

5. Cơ sở văn hóa Việt Nam (3TC)

Cụ thể:

+ Nhóm 2.1: học bổ sung 3 môn (từ 1 đến 3)

+ Nhóm 2.2: học bổ sung 5 môn (từ 1 đến 5)

3. Tài chính ngân hàng Nhóm ngành 1. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc mã ngành Tài chính – Ngân hàng. Gồm có: Tài chính tín dụng; Tài chính doanh nghiệp; Tài chính lưu thông tiền tệ; Đầu tư tài chính

Nhóm ngành 2. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc:

+ Nhóm 2.1: Các ngành thuộc nhóm ngành Bảo hiểm.

+ Nhóm 2.2: Kế toán, Kiểm toán, Kế toán doanh nghiệp; Kế toán tổng hợp; Kế toán thương mại; Kế toán XDCB; Kế toán thuế, Quản trị Kinh doanh, Quản trị kinh doanh các ngành, các lĩnh vực, Bất động sản,  Kinh doanh quốc tế, Kinh doanh thương mại, kinh doanh các ngành sản xuất – dịch vụ, Quản trị Marketing; Ngành Quản trị – quản lý: Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, Quản lý dự án, Quản trị khách sạn, Kinh tế, Kinh tế đầu tư, Kinh tế phát triển, Kinh tế quốc tế, Hệ thống thông tin quản lý, Quản lý kinh tế các ngành, Quản lý khoa học công nghệ.

Ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp đại học nhóm ngành 2.1, 2.2 phải học bổ sung kiến thức tương ứng

1. Tài chính tiền tệ  (3TC)

2. Tài chính doanh nghiệp (3TC)

3. Ngân hàng thương mại (3TC)

4. Quản trị ngân hàng (3TC)

5. Phân  tích tài chính (3TC)

6. Kinh tế vĩ mô (3TC)

Cụ thể:

+ Nhóm 2.1: học bổ sung 4 môn (từ 1 đến 4)

+ Nhóm 2.2: học bổ sung 6 môn (từ 1 đến 6)

4. Quản lý kinh tế Nhóm ngành 1. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc:

+ Nhóm 1.1: Kinh tế học; Kinh tế đầu tư; Kinh tế phát triển; Kinh tế quốc tế; Kinh tế chính trị; Thống kê kinh tế…

+ Nhóm 1.2: Kinh doanh (Quản trị kinh doanh, Kinh doanh thương mại, Thương maị điện tử…); Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm: (Tài chính Ngân hàng – Bảo hiểm: (Tài chính – Ngân hàng, Bảo hiểm);  Kế toán, Kiểm toán: (Kế toán, Kiểm toán); Quản trị – Quản lý: (Khoa học quản lý, Quản lý công, Quản trị nhân lực, quản trị văn phòng…)

+ Nhóm 1.3: Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo: Kinh tế công nghiệp; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế thủy sản; Kinh tế xây dựng; Kinh tế giao thông; Kinh tế bưu chính viễn thông; Kinh tế vận tải; Kinh tế bảo hiểm; Kinh tế thương mại, Kinh tế lao động…

Nhóm ngành 2. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo bao gồm những ngành phù hợp khác là những ngành được trang bị kiến thức nền tảng chuyên môn cần thiết để học tiếp chương trình đào tạo thạc sĩ Quản lý kinh tế theo hướng ứng dụng. Ứng viên tốt nghiệp các ngành phù hợp khác cần điều kiện đã hoặc đang làm việc trong lĩnh vực Quản lý kinh tế.

Ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp đại học nhóm ngành 2 phải học bổ sung kiến thức tương ứng

1. Khoa học quản lý (3TC)

2. Quản lý nhà nước về kinh tế (3TC)

3. Kinh tế phát triển (3TC)

4. Kinh tế vi mô (3TC)

5. Kinh tế vĩ mô (3TC)

Cụ thể:

+ Nhóm 2: học bổ sung 5 môn (từ 1 đến 5)

 

5. Luật kinh tế Nhóm ngành 1. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo thuộc nhóm ngành Luật: Luật Kinh tế, Luật học, Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Luật hình sự và Tố tụng hình sự; Luật dân sự và tố tụng dân sự; Luật Quốc tế, Luật kinh doanh, Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

Nhóm ngành 2. Tốt nghiệp đại học các ngành đào tạo:

+ Nhóm 2.1: Quyền con người; Kinh tế học; Kinh tế chính trị; Kinh tế phát triển; Kinh tế đầu tư; Kinh doanh quốc tế; Kinh doanh thương mại; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản lý công; Chính sách công; Kế toán; Kiểm toán; Quản lý kinh tế; Quản trị kinh doanh; Thương mại; Thương mại điện tử; Kinh tế quốc tế; Quản lý Nhà nước; Điều tra hình sự; Quản trị doanh nghiệp; Khoa học quản lý; Quản trị nhân lực

+ Nhóm 2.2: Kinh tế đối ngoại, Xã hội học; Giáo dục Chính trị;  Xây dựng đảng và chính quyền nhà nước, Hành chính học; Khoa học chính trị; Chính trị học; Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Bảo hiểm, Báo chí, quan hệ công chúng, Quan hệ lao động; Kinh tế tài nguyên; Kinh tế vận tải; Kinh tế Nông nghiệp; Bất động sản; Quản lý xã hội; Quản lý đô thị; Quản lý xây dựng; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý nguồn lợi thủy sản; Quản lý đất đai; Quản lý tài nguyên và môi trường; Quản lý khoa học công nghệ; Quản lý thị trường.

Ứng viên thuộc đối tượng tốt nghiệp đại học nhóm ngành 2.1, 2.2  phải học bổ sung kiến thức tương ứng

1. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật (3TC)

2. Luật Hiến pháp/Luật hành chính (3TC)

3. Luật hình sự/tố tụng hình sự (3TC)

4. Luật dân sự/tố tụng dân sự (3TC)

5. Luật doanh nghiệp/Luật thương mại

6. Pháp luật về lao động

7. Pháp luật về đất đai, môi trường

Cụ thể:

+ Nhóm 2.1: học chuyển đổi 5 môn (từ 1 đến 5)

+ Nhóm 2.2: học chuyển đổi 7 môn (từ 1 đến 7)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh