5 sự thật về ngành Công nghệ thông tin mà bạn nên biết

Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Công nghệ thông tin, bạn muốn hiểu sâu về ngành này? Vậy hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!

1. Các loại bằng cấp trong ngành Công nghệ thông tin (CNTT)

Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành CNTT là có bằng đại học, chiếm đại đa số bởi học và có một tấm bằng đại học sẽ là một lựa chọn tốt cho các bạn trẻ có đam mê với công nghệ. Bằng cấp đại học sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm, mức thu nhập cao và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực trong CNTT.

Tuy nhiên, hiện nay, trong hệ thống giáo dục, các bằng cấp cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ,… cũng được nhiều người theo học lên. Sau khi học cao lên, bạn sẽ có kiến thức tổng quan, phương pháp nghiên cứu về CNTT, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo, có khả năng phát hiện và nghiên cứu giải quyết các vấn đề thực tiễn mang tính phổ biến hoặc chuyên sâu; có khả năng truyền thụ kiến thức CNTT.

2. Tỷ lệ giới tính trong ngành Công nghệ thông tin

Như bạn thấy, tỷ lệ nam – nữ trong ngành công nghệ thông tin rất chênh lệch. Điều này cũng là một phần do CNTT là ngành kỹ thuật cao. Nhưng điều đó không có nghĩa là nữ không học được ngành công nghệ thông tin.

Thực tế, những bạn nữ có thể tham gia đều là những “cực phẩm” vì thế đừng coi thường, và cho rằng là nữ thì không thể học CNTT! Vì vậy, nếu bạn là “một cô gái” yêu thích CNTT, thì hãy tự tin và tiếp tục chinh phục ngành học này với đầy sự bản lĩnh và khả năng của mình!

3. Các cấp bậc phổ biến trong ngành Công nghệ thông tin?

Đây là các cấp bậc phổ biến trong ngành CNTT, bất kỳ ai tham gia ngành này cũng sẽ đi từ thấp đến cao để phát triển sự nghiệp của mình.

– Under – gradute (chưa tốt nghiệp): Đây là tỉ lệ thấp nhất bởi hầu hết các bạn đang còn học tập và chưa có kinh nghiệm làm việc.

– Intern (thực tập sinh): Hầu hết, các bạn bắt đầu “leo rank” trong quá trình phát triển sự nghiệm bằng vị trí thực tập sinh.

– Junior (mới vào nghề): Đây sẽ là những bạn trẻ, đa số là mới ra trường, bắt đầu làm việc được 1 đến 3 năm.

– Senior (lão làng): Những người đã có kinh nghiệm làm nghề thành thạo và kinh nghiệm thực tế rất nhiều và cũng là con số cao nhất trong biểu đồ.

– Leader (Trưởng nhóm,…): Đây là % số những người có khả năng kỹ năng kỹ thuật cao và có khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm tốt

– Manager (Quản lý): Những người này thường có khả năng quản lý thực tập nổi trội, khả năng kỹ thuật cũng khá cao.

– Director (hay còn gọi là boss): Sếp

Có thể nói, lộ trình thăng tiến của 1 nhân sự ngành CNTT khá tốt, khả năng để bạn lên làm trưởng nhóm, leader, quản lý,… là việc hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn cố gắng, trau dồi và phát huy năng lực của mình.

4. Mức lương tuyển dụng trung bình trong ngành CNTT

Mức lương luôn là niềm tự hào của những “con dân” làm trong ngành Công nghệ thông tin (IT) bởi đây sẽ là ngành có mức thu nhập cao hơn so với ngành nghề khác.

CNTT luôn là lĩnh vực cực hot, nhất là khi thế giới đang có sự bùng nổ về công nghệ kỹ thuật cao. Hiện nay, nhân sự trong ngành này hiện đang được ưu ái từ nhà tuyển dụng với mức lương cao. Quản lý dự án/ sản phẩm sẽ là cao nhất bởi vị trí này thường là những người quản lý, những người đã rất có kinh nghiệm và thâm niên trong nghề. Sau đó là nhân viên phát triển phần mềm hay còn gọi là lập trình viên sẽ được trả lương cao thứ 2.

Các vị trí khác như làm về hỗ trợ kỹ thuật, khoa học dữ liệu, thiết kế UI/UX, phần cứng/ mạng,… cũng đều có mức lương rất cao so với các ngành nghề khác.

5. Ngành công nghệ thông tin nên học trường nào?

Một sự lựa chọn hàng đầu với các bạn yêu thích ngành học CNTT là Trường Đại học Hòa Bình. Là một ngôi trường có chương trình đào tạo đã được Bộ GD&ĐT kiểm định đạt chuẩn chất lượng giáo dục quốc gia và đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0 trong xã hội hiện nay.

Với chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng, lấy “mục tiêu” tuyển dụng của xã hội để đưa vào công tác giảng dạy, giúp cho sinh viên được thực hành, thực tập, cọ sát với công việc ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và nhờ đó có thể tiếp cận với việc làm từ sớm, có cơ hội thăng tiến nhanh trong công việc.

Đặc biệt, khi là sinh viên ngành CNTT của khoa CNTT – DTVT Trường Đại học Hòa Bình, bạn sẽ được giới thiệu, hỗ trợ việc làm tại các công ty, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này. Do khoa và nhà trường luôn có những đối tác là các doanh nghiệp, công ty hàng đầu trong lĩnh vực về CNTT và ĐTVT như: Tập đoàn công nghệ bưu chính viễn thông Viettel, Hội hàng không vũ trụ Việt Nam VASA, Tập đoàn VTV,…

Ngành CNTT Trường Đại học Hòa Bình là một lựa chọn tốt cho những bản trẻ có đam mê với công nghệ thông tin và mong muốn được đào tạo trong môi trường hiện đại, chuyên nghiệp!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh