Bài toán thị trường nhân lực ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng

Bạn đã từng nghe về ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng? Đây là một ngành mới, tên gọi “xa lạ” chưa có nhiều người nhớ đến nhưng ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng đang ngày ảnh hưởng đến cuộc sống hiện đại của chúng ta. Ngành Logistics đảm bảo hàng hóa và dịch vụ đến đúng nơi và đúng thời điểm. Các nhà Logistics giám sát vòng đời của sản phẩm, vị trí lưu hàng và trạng thái vận chuyển… Cơ hội trở thành công dân toàn cầu, lương hấp dẫn, công việc đa dạng… là những lý do giúp sinh viên đưa ra quyết định nên hay không chọn học ngành Logistic & Quản lý chuỗi cung ứng.

Tuy rằng đây là ngành hấp dẫn nhưng tên gọi còn “mới” với mọi người, vì vậy nhân lực ngành này ở nước ta lại đang ở mức cực kì ít ỏi. Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu phát triển Logistics, hơn 50% doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay thiếu đội ngũ nhân sự có trình độ chuyên môn về Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, khoảng 30% doanh nghiệp phải đào tạo lại nhân viên.

Theo hiệp hội các doanh nghiệp Logistics Việt Nam, chỉ tính riêng nguồn nhân lực cho các công ty cung cấp dịch vụ Logistics (không bao gồm các công ty vận tải thủy, bộ, biển, hàng không, chuyển phát nhanh, cảng thuần túy) từ nay tới năm 2030 sẽ cần đào tạo mới và bài bản 250.000 nhân sự. Nhiều vị trí khan hiếm nhân lực từ lãnh đạo – quản trị tới quản lý, giám sát và cả nhân viên chuyên nghiệp. Nếu tính thêm các công ty vận tải và các công ty sử dụng dịch vụ Logistics thì trong vòng 15 năm tới, Việt Nam cần đào tạo 718.500 nhân sự Logistics các cấp.

Theo một báo cáo lương 2016 của Jobstreet – một trong những mạng việc làm trực tuyến lớn nhất tại châu Á, mức lương khởi điểm đối với ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng dao động 7-9 triệu đồng một tháng. Con số này sẽ tăng dần theo kinh nghiệm, kỹ năng. Với vị trí cấp cao và trưởng nhóm, mức trung bình tăng từ 15-23 triệu đồng một tháng, thậm chí có những công ty sẵn sàng trả 80-100 triệu đồng một tháng.

Dù Logistics là một chuyên ngành khá mới và đặc thù, nhưng trong Logistics vẫn có rất nhiều mảng việc làm bản có thể theo đuổi, chẳng hạn như thu mua, xuất nhập khẩu, sản xuất, kho hàng, vận tải…. Nếu theo học ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, bạn không chỉ có lợi thế so với các sinh viên ngành khách khi tìm việc ở những mảng này, mà còn được tiếp cận các công việc mà những người tốt nghiệp Logistic mới nắm được

Ngoài cơ hội việc làm cao và mức lương khá so với các ngành khác, nhiều chuyên gia ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng theo đuổi công việc trong ngành hàng chục năm vì họ cảm thấy được thỏa mãn và đền đáp. Một cuộc khảo sát vào năm 2012 của Council of Supply Chain Management Proesionals cho thấy 79% các chuyên gia Logistics hài lòng với việc làm của mình. Họ cho rằng bản chất công việc năng động là yếu tố làm họ muốn tiếp tục theo đuổi ngành nhất.

Sự đa dạng trong công việc cũng như sự giao thoa giữa các khía cạnh nhanh và chậm luôn giữ cho công việc Logistics thú vị, năng động. Bạn sẽ được tiếp xúc với nhiều đối tác, từ những công ty cung cấp nguyên vật liệu, vận chuyển, đến các khách hàng với yêu cầu về dịch vụ và tính chất dự án khác nhau,

Vì với nhiều điểm nổi bật trên, ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng hiện đang được đào tạo tại rất nhiều trường trong cả nước với nhiều trình độ khác nhau. Hiện nay ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng được đào tạo chuyên nghiệp tại Trường Đại học Hòa Bình.

Tại đây, nhà trường đang áp dụng hình thức xét tuyển học bạ THPT với ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng. Nếu bạn trẻ nào yêu thích ngành Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng đầy triển vọng này, Trường Đại học Hòa Bình sẽ là một lựa chọn đáng tham khảo!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh