Những lí do nên học và trở thành sinh viên ngành Luật kinh tế

Trong xu thế hội nhập sâu rộng về kinh tế như hiện nay, bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Luật kinh tế trong bối cảnh này sẽ góp phần những gì? Có trở thành một phần không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước hay không? Và các bạn thí sinh có nên học ngành Luật kinh tế không? Những lí do các bạn nên học và theo đuổi ngành Luật kinh tế? Cùng chúng mình tìm hiểu bài dưới đây nhé!

Luật kinh tế trong thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội

Luật kinh tế là ngành học nghiện cứu và áp dụng các quy định, chính sách và quy tắc pháp lý để điều chỉnh và quản lý các hoạt động kinh tế. Ngành học này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế bao gồm doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân,…

Luật kinh tế giúp tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định, thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, giúp giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư,… Nhờ có Luật kinh tế, các doanh nghiệp, tổ chức có thể phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Ngành Luật Kinh tế

Ngoài ra, Luật kinh tế là công cụ quan trọng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế quốc tế, bao gồm các hoạt động thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế,… giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế quốc tế. Nhờ có Luật kinh tế, các hoạt động kinh tế quốc tế được thiện hiện một cách bình đẳng, công bằng, đảm bảo lợi ích của các bên tham gia.

Sinh viên Luật kinh tế sẽ được phát triển toàn diện

Học Luật kinh tế là cơ hội tuyệt với để bạn chinh phục lĩnh vực luật pháp chung và kiến thức kinh tế, thương mại nói riêng. Qua quá trình học, bạn sẽ áp dụng trí thức đã thu thập được vào các hoạt động chuyên môn, từ tư vấn về vấn đề pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng cho đến thực hiện các hoạt động tố tụng.

Ngoài ra, chương trình đào tạo Luật kinh tế còn trang bị những kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm cần thiết để phát triển tư duy và giao tiếp hiệu quả. Học trong lĩnh vực này đặc biệt coi trọng việc trang bị cho sinh viên kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, phân tích vấn đề, giải quyết vấn đề và làm việc nhóm. Điều này giúp cử nhân Luật kinh tế tự tin sở hữu những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công và tỏa sáng trong nền kinh tế hiện đại.

Sinh viên Luật kinh tế cũng sẽ được rèn luyện các phẩm chất đạo đức như trung thực, chính trực, liêm khiết,… Các phẩm chất này sẽ giúp sinh viên trở thành những người có ích cho xã hội.

Học Luật kinh tế không bị lỗi thời

Khi xã hội càng phát triển, con người càng đặt ra nhiều quy tắc cho cuộc sống. Pháp luật hiện diện trong mọi hoạt động xã hội, bao trùm mọi lĩnh vực, quan hệ và nền kinh tế.

Tốc độ phát triển của xã hội luôn đi đôi cùng với sự mở rộng và phát triển của nền kinh tế. Điều này đặt ra yêu cầu chặt chẽ và hoàn thiện các khía cạnh pháp lý, chính sách kinh tế. Bất kể doanh nghiệp hay tổ chức nào đều cần hiểu rõ các quy định pháp luật để thực hiện hoạt động kinh doanh hợp pháp.

Ngành học này là ngành học liên ngành, kết hợp giữa luật học và kinh tế học. Vì vậy, mỗi sinh viên sẽ luôn được cập nhật và bổ sung theo sự phát triển của kinh tế thị trường. Do đó, sinh viên tốt nghiệp ngành luật sẽ luôn có kiến thức và kỹ năng cần thiết.

Việc hiểu biết và nắm vững kiến thức về luật pháp, cả trong và ngoài nước, đóng vai trò cực kỳ quan tọng và có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan hoặc tổ chức liên quan đến hoạt động kinh tế. Vì thế, ngành Luật sẽ tiếp tục tiến xa trong tương lai. Miễn là nền kinh tế vẫn tồn tại, Luật kinh tế sẽ không ngừng phát triển và vững mạnh.

Được mọi người tôn trọng

Ngành Luật kinh tế là một ngành học có tính chất thực tiễn cao, có tính nhân văn cao giúp bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Ngành Luật kinh tế còn là một ngành học đòi hỏi tính chính trực, liêm khiết cao. Các luật sư, tư vấn pháp luật,… phải có phẩm chất đạo đức tốt để bảo đảm tính khách quan, công bằng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý.

Thực tế có thể thấy, ngành Luật kinh tế luôn nhận được sự tôn trọng từ xã hội. Nhiều cử nhân Luật đã vươn lên thành công trong nhiều lĩnh vưc khác nhau. Trở thành những nhân vật lãnh đạo được mọi người tôn trọng và có uy tín. Mặc dù công việc trong lĩnh vực pháp luật không hề dễ dàng những những người bảo vệ công lý luôn nhận được sự tôn trọng từ mọi người trong xã hội.

Tiềm năng của ngành Luật kinh tế

Theo thông cáo báo chí về tình hình kinh tế – xã hội trong quý I năm 2023, nước ta đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể về số lượng doanh nghiệp mới được thành lập. Tổng cộng, trong quý đầu năm này đã có gần 34 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập với tổng vống đăng ký lên đến 310,3 nghìn tỷ đồng.

Dự kiến trong Qúy II năm 2023, sẽ có 44,1% số doanh nghiệp dự báo tăng trưởng. Trong khi đó, 35,3% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ duy trì ổn định và 20,6% số doanh nghiệp sự báo sẽ gặp khó khăn hơn.

Điều này làm cho ngành Luật kinh tế trở nên vô cùng quan trọng trong việc cung cấp nhân lực để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Luật kinh tế liên tục được xem là một trong những lĩnh vực có cơ hội việc làm cao.

Nên học ngành Luật kinh tế ở đâu?

Nếu bạn đang tìm kiếm một trường giảng dạy ngành luật kinh tế uy tín, chất lượng thì Trường Đại học Hòa Bình chính là lựa chọn mà bạn không thể bỏ qua

Khoa Luật sẽ cung cấp cho bạn một nền tảng giáo dục với những bài giảng chất lượng từ các giảng viên, chuyên gia hàng đầu trong ngành Luật. Bạn sẽ được tiếp cận với kiến thức và kỹ năng chuyên về Luật kinh tế thông qua chương trình học hiện đại, linh hoạt và phù hợp với sự phát triển của xã hội

Hãy tham gia ngay chương trình đào tạo đại học chính quy Khoa Luật, ngành Luật Kinh tế Trường Đại học Hòa Bình để trở thành những chuyên gia trong ngành Luật kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger
Đăng ký tuyển sinh